TẠI SAO CẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI?

kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp

Chúng ta thường sử dụng những câu hỏi để tìm kiếm câu trả lời từ người khác. Có rất nhiều loại câu hỏi với chức năng khác nhau qua cách nói của người hỏi. Để trở thành một người giao tiếp giỏi bắt buộc chúng ta cần có kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả. 

Vì vậy trong bài viết hôm nay, Ruby sẽ chia sẻ cho bạn những lời khuyên rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi để có một cuộc hội thoại thành công. 

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi là cách bạn đưa ra những câu nghi vấn với mục đích thu thập thông tin, bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề đang được bàn luận hay đơn giản chỉ là để duy trì cuộc trò chuyện.

Chúng ta thường sử dụng hàng trăm câu hỏi mỗi ngày.  Trong đó, hỏi người khác có, tự hỏi chính mình cũng có. Tuy nhiên, có rất nhiều lúc bản thân chúng ta lại không nhận thức được câu hỏi đó có tác dụng gì và chúng nên sử dụng trong trường hợp như thế nào. 

Vai trò của kỹ năng đặt câu hỏi

Kỹ năng đặt câu hỏi chiếm vai trò rất quan trọng cho việc quyết định sự thành công của cuộc nói chuyện:

  • Kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng đặt câu hỏi đã trở thành nghệ thuật giao tiếp trong xã hội hiện nay. Đặt câu hỏi để giúp đối phương hiểu được sự hiểu biết, tập trung của bạn. 
  • Đặt những câu hỏi thông minh giúp bạn nhận được những thông tin hữu ích. Nếu bạn hỏi không đúng trọng tâm vấn đề sẽ nhận lại câu trả lời sai thông tin hoặc không đúng với mục đích giao tiếp của bạn.
  • Khi bạn rèn luyện được kỹ năng đặt câu hỏi, bạn sẽ duy trì được cuộc giao tiếp hiệu quả, chất lượng. Mục đích của cuộc trò chuyện là chỉ cần bạn nói ít nhưng người khác hiểu nhiều.

Điều cần nhớ khi đặt câu hỏi

Dưới đây là 4 điều mà Ruby muốn bạn nhớ để đặt được những câu hỏi đúng trọng tâm.

Điều 1: Đừng đặt câu hỏi mà không có kế hoạch 

Khi bạn chưa có kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ đưa ra những câu hỏi không đúng trọng tâm, không có mục đích khiến sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu. Điều này sẽ gây lãng phí thời gian cho cả hai bên và bạn sẽ không nhận được bất kỳ thông tin hữu ích nào. 

Điều 2: Đặt câu hỏi theo mối quan hệ với đối phương

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ giao tiếp với mọi người ở 3 tầng quan hệ:

  • Quan hệ cấp trên: Bạn có thể hiểu đây là những mối quan hệ như bố mẹ đặt câu hỏi cho con cái, thầy cô đặt câu hỏi cho học sinh, quản lý đặt câu hỏi cho nhân viên,...
  • Quan hệ đồng cấp: Ví dụ như quan hệ đồng nghiệp, bạn bè đặt câu hỏi cho nhau,...
  • Quan hệ cấp dưới: Các mối quan hệ như con cái đặt câu hỏi cho bố mẹ, học sinh hỏi thầy cô,...

Với mỗi kiểu quan hệ, chúng ta cần phải đặt câu hỏi với một thái độ phù hợp. Khi đặt câu hỏi cho cấp trên cần thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, không được hỏi theo kiểu cợt nhả như khi đặt câu hỏi cho bạn bè. 

Điều 3: Sử dụng từ phù hợp với ngữ cảnh 

Người có kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của người được hỏi. Khi đặt câu hỏi cho những người ở lĩnh vực khác, bạn không nên sử dụng từ ngữ chuyên môn vì họ sẽ không hiểu, bạn sẽ tốn thêm thời gian để giải thích lại. Thay vì vậy, hãy sử dụng từ vựng bình thường ngay từ ban đầu.

Điều 4: Tập trung vào lắng nghe nhiều hơn

Tuy rằng việc đặt câu hỏi là yếu tố chính để rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp của bạn nhưng việc lắng nghe cũng rất quan trọng. Chỉ khi bạn lắng nghe câu trả lời, bạn sẽ biết được rằng câu hỏi bạn đặt chất lượng hay không và tiếp nhận thông tin để đặt những câu hỏi tiếp theo. 

Việc bạn tập tập trung lắng nghe sẽ giúp đối phương cảm thấy mình nhận được sự tôn trọng và sẽ thoải mái hơn trong việc chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình.

Trong quá trình lắng nghe, hãy giao tiếp bằng mắt và cố gắng ghi nhớ câu trả lời và quan sát phản ứng người được hỏi. Nếu bạn thấy đối phương trả lời ấp úng, lúc này họ đang ở thể bí, bạn không nên tiếp tục đặt những câu hỏi dồn dập khiến họ cảm thấy bị rối, trả lời lan man. Thay vào đó, hãy cố gắng gợi ý để đối phương có thể tìm ra câu trả lời.

Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi trong cuộc sống

Câu hỏi mở - đóng

Câu hỏi mở là những câu hỏi dẫn dắt người nghe đến những câu trả lời có kiến thức rộng và nhiều hàm ý khác nhau. Một số cụm từ thường trong câu hỏi mở có thể kể đến như “Bạn có suy nghĩ gì về…” hay “Quan điểm của bạn về…”

Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi ngắn, thường kết thúc bằng từ “không” và câu trả lời thường là “có” hoặc “không”. Trong trường hợp khác, câu hỏi đóng sẽ hỏi về hiện tượng, sự vật cụ thể như địa danh, người hoặc các mốc thời gian,... Dạng câu hỏi này thường dùng để thăm dò kiến thức của đối phương hoặc để lấy ý kiến, biểu quyết của mọi người.

Câu hỏi hình nón

Câu hỏi hình nón là những câu hỏi để khai thác thông tin từ chung chung cho đến chi tiết nhất. Ví dụ: “Bạn quê ở đâu? Gia đình mấy người? Bao nhiêu nam? Bao nhiêu nữ?,...”. Dạng câu hỏi này sử dụng với mục đích điều tra thêm những thông tin chưa được tiết lộ hoặc để thu hút đối phương vào nội dung cuộc trò chuyện. 

Câu hỏi thăm dò

Dạng câu hỏi này giúp bạn làm sáng tỏ những điều nghi vấn và khai thác thêm nhiều thông tin mới. Câu hỏi thăm dò thường để đào sâu, cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về một vấn đề nào đó. 

Một kỹ thuật phổ biến để thực hiện dạng câu hỏi này là phương pháp “5 Whys”. Thực hiện phân tích “5 Whys” là một cách hiệu quả để khám phá nguyên nhân vấn đề và ngăn chặn vấn đề tái diễn.

Một ví dụ của việc phân tích “5 Whys”:

  • “Tại sao dự án lần này lại vượt ngân sách dự kiến?” - Do thời gian hoàn thiện dự án lâu hơn so với dự kiến.
  • “Tại sao quá trình hoàn thiện dự án lại lâu hơn dự kiến?” - Do phải thiết kế lại một số chi tiết của sản phẩm.
  • “Tại sao phải thiết kế lại một số chi tiết?” - Do trong quá trình thử nghiệm, một số chi tiết của sản phẩm rất khó sử dụng.
  • “Tại sao các chi tiết của sản phẩm lại khó sử dụng?” - Do có những phán đoán không phù hợp với mong muốn của khách hàng.
  • “Tại sao lại đưa ra những phán đoán không phù hợp?” - Do nhóm nghiên cứu trải nghiệm người dùng không đặt được những câu hỏi hiệu quả. 

Trong ví dụ “5 Whys” này, bản chất của vấn đề khách hẳn với câu hỏi đầu tiên. Mọi người thường đổ lỗi cho vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của mình như lỗi công nghệ hay những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, đến cuối cùng thì con người chính là nguyên nhân xảy ra vấn đề: Do nhóm nghiên cứu đặt câu hỏi không hiệu quả. 

Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là dạng câu hỏi không bắt buộc người đối diện phải trả lời. Nó chỉ là những câu được diễn đạt ở dạng câu hỏi để cho cuộc trò chuyện trở nên hấp dẫn hơn hoặc để nhấn mạnh một chi tiết nào đó trong cuộc trò chuyện. 

Đây là dạng câu hỏi mà bản thân người hỏi đã biết câu trả lời nên người được hỏi có trả lời hay không cũng không còn quan trọng. Tuy chúng không cần thiết và vô nghĩa nhưng lại thường xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày.

Ví dụ như: “Ai biết?”, “Tại sao không?”, “Bạn thấy tôi phải không?”,...

Câu hỏi giả thuyết

Đây là dạng câu hỏi dùng để khám phá những chủ đề chưa biết hay thay đổi tiến trình của cuộc nói chuyện. Ví dụ: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm theo các này?”,...

Kết luận

Mong rằng qua bài viết bạn có thể hiểu được tại sao chúng ta cần rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi. Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp là kỹ năng sống vô cùng quan trọng để bạn đạt được hiệu quả trong công việc và cuộc sống. 

Hy vọng bạn có thể nắm rõ 4 điều cần nhớ khi đặt câu hỏi và áp dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả để giao tiếp thành công. Hãy vận dụng các phương pháp rèn luyện hợp lý nhé. 

Ruby chúc bạn thành công.

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Bí quyết cải thiện kỹ năng nói trước công chúng hiệu quả

TÀI NGUYÊN MIỄN PHÍ RUBY DÀNH TẶNG BẠN

Cộng đồng

ĐÁNH THỨC VIÊN NGỌC TRONG BẠN

Nơi trao truyền giá trị đến cộng đồng

THAM GIA NHÓM

Kênh Youtube

RUBY NGUYEN

Nơi chia sẻ những thông điệp và bài học truyền cảm hứng, để giúp các bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

XEM NGAY

The

RUBY NGUYEN PODCAST

Dành cho những ai khao khát tạo ra giá trị đích thực bằng chính kiến thức và trải nghiệm của mình.

KHÁM PHÁ