4 THUNG LŨNG CỦA HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

 

Vì sao phải phát triển bản thân?

Cho dù bạn có đang làm gì, thế giới xung quanh chúng ta vẫn liên tục thay đổi không ngừng. 

Kiến thức học được ngày hôm nay không chắc rằng ngày mai sẽ vẫn dùng được kiến thức đó. 

Mỗi người trong chúng ta cần thay đổi, làm mới mình mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Không nên thỏa mãn với những gì bản thân đang có. 

Bài viết hôm nay, tôi sẽ cho bạn thấy 4 thung lũng của hành trình phát triển bản thân và cách xây dựng kế hoạch phát triển bản thân, các kỹ năng cần có để bắt đầu. Cùng theo dõi nhé!

Phát triển bản thân là gì?

Phát triển bản thân để tiến bộ hơn, nâng cao kiến thức và phát triển giá trị của bản thân. Đó là điều cần làm để đạt được thành công trong cuộc sống. Về mặt lý thuyết cơ bản có thể hiểu như vậy.

Nhưng rõ hơn thì quá trình phát triển bản thân là một lộ trình phát triển lâu dài, không có điểm dừng. Là luôn phải nỗ lực từng ngày để bắt kịp với tốc độ phát triển của xã hội.

Phát triển bản thân không chỉ đơn giản là gia tăng thành tích đạt được hay tăng nguồn thu nhập. Đó phải là sự phát triển tổng thể từ nhiều yếu tố: ngoại hình, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống, tâm hồn,...

Trong hành trình đó cần phải có kế hoạch phát triển bản thân cụ thể để từng bước nỗ lực, trau dồi, rèn luyện trở thành phiên bản độc nhất, tốt nhất của chính mình so với ngày hôm qua.

Tuy nhiên hãy xem mục tiêu phát triển bản thân là động lực để giúp mình trở nên tốt hơn. Đừng nên xem nó là áp lực phải thay đổi sẽ khiến bạn hao mòn năng lượng của mình mà kết quả đạt được lại không như mong đợi.

Vì sao phải phát triển bản thân?

Bạn hãy nghĩ xem bạn sẽ được gì khi tự phát triển bản thân mình. 

Khám phá được bản thân

Để bắt đầu phát triển bản thân, trước hết bạn cần hiểu được chính mình đúng không nào. 

Nhận thức được bản thân mình là ai? 

Mình đang mong muốn điều gì và trở thành một người như thế nào?

Khi trả lời được những câu hỏi này bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn chính bản thân mình.

Để phát triển được bản thân thì phải biết mình đang ở điểm xuất phát nào, mình đang có và đang thiếu những gì. Lắng nghe và thấu hiểu chính mình, từ đó làm căn cứ nền tảng để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân sau này.

Xây dựng được định hướng phát triển bản thân 

Xây dựng cho mình một lộ trình phát triển bản thân hay một mục tiêu cụ thể giúp bạn tạo nên một ý thức đối với việc rèn luyện bản thân cho định hướng phát triển sau này.

Nếu như không có định hướng phát triển bản thân rõ ràng, không có lộ trình cụ thể, bạn sẽ không biết mình phấn đấu như thế nào và phấn đấu vì mục tiêu gì. 

Hay là cứ thay đổi bản thân trong vô nghĩa rồi cuối cùng lại quay về lại con người cũ của chính mình lúc nào không hay.

Chính vì vậy, việc xây dựng được chiến lược phát triển bản thân phải gắn liền với việc đặt mục tiêu và xây dựng định hướng phát triển bản thân cụ thể nhất.

Có được chiến lược, kế hoạch mà mình đã vạch ra, đó là kim chỉ nam cho bạn làm cơ sở để rèn luyện, thúc đẩy bản thân thực hiện, phát triển bản thân theo con đường đúng đắn và nhanh nhất.

Học được cách tập trung

Để bám sát được lộ trình phát triển bản thân thực không hề dễ dàng, bạn phải đặt ra cam kết với chính mình đối với các công việc thực hiện. Muốn vậy, bạn phải có một khả năng tập trung tốt, không bị phân tâm hay sao nhãng bởi những yếu tố ngoại cảnh.

Tập trung ở đây còn có nghĩa là nhận biết, vận dụng các thế mạnh của bản thân hỗ trợ rèn luyện cho những điểm mà bản thân còn yếu. Tập trung vào phát triển đúng chỗ để đạt được kết quả tích cực nhất.

Xây dựng niềm tin cho chính mình

Hành trình rèn luyện phát triển bản thân không phải trong ngày một ngày hai mà là một quá trình kéo dài. Đòi hỏi phải có một sự kiên trì, cố gắng, niềm tin vững vàng để vượt qua mọi thử thách để giúp mình ngày một tiến bộ hơn.

Tạo cho mình một niềm tin, tự tiếp cho mình thêm động lực thúc đẩy chính mình nỗ lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Niềm tin bản thân là yếu tố quan trọng để bạn đạt đến thành công.

Học cách đứng dậy sau những lần vấp ngã

Thất bại là điều mà ai cũng phải gặp ít nhất một lần trong đời. Quan trọng là cách bạn đối mặt với thất bại như thế nào, đứng dậy sau cú ngã đau hay chỉ biết chấp nhận và cam chịu.

Những thách thức trong cuộc sống là vô vàn, đối mặt và vượt qua chúng sẽ giúp bạn trở nên bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn. Đứng dậy sau những lần vấp ngã giúp bạn trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn trong cuộc sống.

Sẵn sàng chấp nhận thất bại và đối mặt với nó, nỗ lực nhiều hơn để giành được chiến thắng chính là điều cần thiết cho quá trình phát triển bản thân.

4 Thung lũng trong hành trình phát triển bản thân

Tôi muốn chia sẻ đến bạn cách nhìn nhận hành trình phát triển bản thân của chính mình thông qua “4 thung lũng” mà bạn cần phải vượt qua.

1. Biết

Hãy lấy bàn tay của mình làm ví dụ, hành trình phát triển bản thân sẽ bắt đầu từ ngón cái, là những gì chúng ta “Biết”.

Bạn đọc các kiến thức từ sách, vở, báo, đài… bạn học kiến thức trên các khóa học, người thầy, người cô,... Từ đó, bạn biết được một điều nào đó, bạn biết được một vấn đề nào đó.

Nhưng từ “Biết” đến “Hiểu” (ngón trỏ) là cả một thung lũng rất sâu bạn phải vượt qua.

2. Hiểu

Để từ “Biết” đến “Hiểu”, bạn cần lấp đầy thung lũng bằng sự đào sâu hơn nữa những kiến thức, tri thức,... Để từ “Hiểu” một cách cơ bản bạn có thể “Hiểu” vấn đề một cách cặn kẽ, chi tiết.

Từ “Hiếu” (ngón trỏ) đến “Làm” (ngón giữa) lại phải qua một thung lũng còn sâu hơn và nhiều khó khăn hơn.

3. Làm

Bạn có thể hiểu được nhiều thứ, từ những câu chuyện của người khác, từ những kiến thức của người khác. Nhưng khi áp dụng những thứ học được đó vào thực tế cuộc sống, bạn mới thấy nó không hề dễ dàng chút nào.

Ông cha ta đã có câu “học phải đi đôi với hành” quả không sai. Mục đích cuối của tri thức chính là phải có ý nghĩa thực tế, phải làm được và phục vụ cho cuộc sống. 

Và khi thực hành bạn sẽ có những trải nghiệm quý giá, chiêm nghiệm lại những thứ đã làm được và chuyển sang giai đoạn “Thấy”.

Từ “Làm” (ngón giữa) đến “Thấy” (ngón áp út) lại phải trải qua thung lũng thứ 3 cũng đầy khó khăn không kém.

4. Thấy

“Thấy” ở đây có nghĩa là từ những cái mà bạn đã trải qua, những kinh nghiệm bạn nhận lại được, bạn biến thứ học được thành cái riêng của mình, không phải sao chép của người khác mà là diễn giải cách mình hiểu kiến thức, vấn đề theo suy nghĩ của mình. 

Lúc này bạn đã đủ tự tin với những thứ mà mình cố gắng và đạt được. Bạn trở thành người có chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn muốn học hỏi.

5. Dạy 

Khi đã trở thành một người tự tin có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn theo đuổi và muốn trở thành rồi. Bạn hãy nên “Dạy”, chia sẻ những thứ mình học được đó cho người khác. 

Để cho họ những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua, bài học bạn rút ra sau những trải nghiệm khó khăn. Giúp những người đi sau bạn có thể đi nhanh hơn.

Sự chia sẻ, giúp đỡ, dạy, dẫn dắt cho người khác như vậy giúp bạn hoàn thiện và củng cố lại kiến thức, cho bạn thêm nhiều niềm hạnh phúc khi người được bạn hướng dẫn không lặp lại những sai lầm mà bạn đã đi.

Thực tế có nhiều người đi từ “Biết” đến “Dạy”, tức là họ không thực sự hiểu những kiến thức mà mình học được, lấy của người khác rồi lại đi dạy lại cho người khác. Những người như thế hiếm khi thấy họ đạt được thành công trọn vẹn.

Hành trình phát triển bản thân điểm cuối cùng cũng là mang những kiến thức, kinh nghiệm,.. mà mình học được, hiểu được, thấy được để chia sẻ, giúp đỡ những người khác. Cùng nhau phát triển lên chứ không phải học để giữ cho mình.

Mọi thứ luôn diễn ra theo một tiến trình, hành trình đó phải vượt qua 5 đỉnh núi và 4 thung lũng để phát triển bản thân. Điều kiện cần lúc này là bạn phải “bắt đầu”. Không thể ngồi vẽ vời rằng tôi sẽ thế này, thế kia khi mà bạn không chịu bắt tay vào làm.

Kể cả khi bạn đã hoàn tất chu trình của hành trình khám phá bản thân rồi, bạn đang ở giai đoạn dạy lại cho người khác, đó chưa phải là kết thúc. Thế giới này còn nhiều thứ để ta học hỏi, hãy bắt đầu lại một chu trình mới với một kiến thức mới.

Tôi tin rằng sẽ không có điểm cuối cho cuộc hành trình phát triển này đâu, nhưng chắc chắn phải có một điểm bắt đầu. 

Tạm kết

Khi bạn thức dậy nhưng không có một kế hoạch hoặc định hướng gì cả, bạn sẽ cảm thấy chán chường, mất động lực. 

Đừng để một ngày dài trôi qua mà không làm được thứ gì. Bạn không hành động nhưng thế giới vẫn cứ thay đổi, nếu không phát triển bản thân, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. 

Hãy vượt qua 4 thung lũng của hành trình phát triển bản thân để đạt được những thành công trong cuộc sống này. 

Sớm thôi, bạn sẽ làm được, chúc bạn thành công!

Love,

Ruby & Team RNI

******************

Tham gia nhóm Facebook "Đánh thức viên ngọc trong bạn" - để đón nhận rất nhiều livestream & bài học giá trị miễn phí mỗi ngày.

** Fanpage: Đánh thức viên ngọc trong bạn

***KẾT NỐI VỚI RUBY***

» Instagram: iamrubynguyen

» Facebook: IamRubyNguyen

» Youtube: Ruby Nguyễn

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Bí quyết cải thiện kỹ năng nói trước công chúng hiệu quả

TÀI NGUYÊN MIỄN PHÍ RUBY DÀNH TẶNG BẠN

Cộng đồng

ĐÁNH THỨC VIÊN NGỌC TRONG BẠN

Nơi trao truyền giá trị đến cộng đồng

THAM GIA NHÓM

Kênh Youtube

RUBY NGUYEN

Nơi chia sẻ những thông điệp và bài học truyền cảm hứng, để giúp các bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

XEM NGAY

The

RUBY NGUYEN PODCAST

Dành cho những ai khao khát tạo ra giá trị đích thực bằng chính kiến thức và trải nghiệm của mình.

KHÁM PHÁ