LÀM SAO ĐỂ TỰ TIN NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?

 

Làm thế nào để có thể tự tin nói trước đám đông? Làm thế nào để có thể xuất hiện một cách đầy thuyết phục trước công chúng?

Trong bài viết này, học viện RNI sẽ chia sẻ với bạn 3 bước giúp bạn tự tin nói trước đám đông, chinh phục mọi đối tượng khán giả mà coach Ruby Nguyen đã và đang áp dụng.

  1. CHUẨN BỊ 200%

Một trong những lý do chính của việc bạn không tự tin, run sợ đó là sự thiếu chuẩn bị.

Đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần 1- 2 tiếng để luyện tập. Ngay cả những diễn giả chuyên nghiệp họ cũng dành hàng nhiều giờ đồng hồ luyện tập trước khi lên sân khấu. Vậy nếu bạn mới chỉ đang bắt đầu, bạn cần chuẩn bị nhiều hơn thế, 5 tiếng 10 tiếng hay thậm chí nhiều hơn. 

"Practice makes perfect" - Không có con đường tắt. 

 

Bạn biết quy luật 10.000 giờ phải không? 

Vì vậy nếu bạn thực sự nghiêm túc và mong muốn trở thành một người nói trước công chúng xuất sắc hãy đảm bảo bạn dành thật nhiều thời gian cho sự chuẩn bị và luyện tập.

Để khi bạn đứng trên sân khấu, trước đám đông, bạn thực sự sẵn sàng để truyền tài thông điệp. Bạn biết chính xác bạn sẽ nói gì và nói như thế nào. Bạn biết chính xác những động tác trên cơ thể và nét mặt của bạn sẽ ra sao.

Thời gian bạn đứng trên sân khấu chính là thời gian bạn tạo ra giá trị cho người nghe và cho chính bạn. Bạn cần nâng niu trân trọng thời gian bạn có ở trên sân khấu trực tiếp hoặc online.

Tôi không thể kể hết cho các bạn nghe những cánh cửa cơ hội và những mối quan hệ tuyệt vời đã đến với tôi bởi vì tôi trân trọng những cơ hội được nói trước đám đông.

Đơn giản tôi nói trong một sự kiện và một ai đó thấy tôi, nghe được tôi, họ đồng cảm và muốn được hợp tác. Những điều như vậy xảy ra mỗi một lần tôi xuất hiện.

Vì vậy thời gian bạn đứng trên sân khấu là thời gian bạn tạo ra giá trị. Và vì thế, nó đáng để bạn đầu tư. Tôi không quan tâm là bạn xuất hiện 1 phút, 10 phút hay 2 tiếng. Bạn cần đem 200% năng lượng và những gì xuất sắc nhất của bạn vào 1 phút, 10 phút hay 2 tiếng đó. 

  1. Tập trung vào người nghe.

Tôi đã từng rất căng thẳng và run mỗi khi bước lên sân khấu bởi tôi tập trung quá nhiều vào bản thân mình:

  • Mình nhìn có chuyên nghiệp không?
  • Người khác có hiểu ngữ điệu tiếng Anh của mình không?
  • Họ có cười vì mình nói không giống người bản xứ hay không?
  • Mình nói có nhỏ quá không?
  • Trông mình có yếu ớt của không?
  • Mình có quên nội dung nào không?
  • Mình có đang đứng đúng vị trí hay không?

Bất cứ khi nào bạn xuất hiện trước đám đông và tập trung vào bản thân mình, tôi... tôi... tôi...tôi... tôi, bạn chắc chắn sẽ thấy run. 

Bởi bạn sợ sẽ bị phán xét và đánh giá.

 

Thế nhưng khi bạn chuyển đổi sự tập trung 100% sang những người đang nghe bạn, khán giả của bạn.

Làm thế nào để mình thay đổi cuộc đời của họ với thông điệp của mình? Làm thế nào để mình truyền động lực cho họ? Làm thế nào để mình đảm bảo họ sẽ ra về với nhiều giá trị? Khoảnh khắc bạn chuyển sự tập trung từ bạn sang người nghe bạn, sự căng thẳng, run sợ sẽ biến mất.

Rất đơn giản như vậy. 

Khi bạn bỏ qua tất cả những lo lắng về bản thân bạn, bạn sẽ có thể kết nối với khán giả. Và đó mới là thứ quyết định thành công của một bài nói chuyện.

Sự kết nối. 

  1. Tất cả đều là năng lượng

Tập trung vào việc tạo ra năng lượng cho buổi nói chuyện.

Và vì bạn muốn kết nối với khán giả phải không, hãy tạo ra năng lượng tương tác, tham gia từ phía khán giả. Có nghĩa là gì? Bạn muốn họ tham gia vào bài nói của bạn. Thành một phần của buổi diễn thuyết. 

Nếu xuất hiện trên sân khấu và giảng bài, nói liên tục về những khái niệm, nội dung nào đó, chắc chắn bạn sẽ thấy run vì bạn sợ bạn sẽ nói sai hoặc quên nội dung. 

Thế nhưng nếu bạn tập trung vào năng lượng tham gia tương tác với khán giả, năng lượng của sự học hỏi, thú vị, năng lượng của sự chia sẻ, kết nối, dĩ nhiên không khí của buổi nói chuyện sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Và bạn cũng không còn là trung tâm của sân khấu nữa. Mà tất cả mọi người có mặt đều là những nhân vật chính. Bạn sẽ không còn căng thẳng nữa.

Một cách tôi thường làm đó là đặt câu hỏi:

  • Bao nhiêu người trong số các bạn tin điều này? 
  • Ai đã từng trải qua điều này? Ai đồng ý với tôi? 

Tôi nói nửa câu và yêu cầu họ hoàn thành nốt. Tôi yêu cầu mọi người thảo luận cùng nhau.

Khi bạn tạo ra được năng lượng tương tác như vậy, một không gian an toàn như vậy để mọi người cùng tham gia, cùng ăn mừng, cùng học hỏi, điều gì sẽ xảy ra? bạn sẽ không run nữa. 

Hãy tập trung vào khán giả, vào người nghe bạn. Biến họ thành trung tâm, thành nhân vật chính, kiến tạo một không gian của sự kết nối, cộng hưởng.

Tóm lại

Đó là 3 bí quyết giúp bạn không những tự tin hơn mà còn trở thành một diễn giả thực thụ. 

Chúc bạn thật nhiều thành công và giá trị trong hành trình này!

Love,

Ruby & Team RNI

Tham gia nhóm Facebook "Đánh thức viên ngọc trong bạn" - để đón nhận rất nhiều livestream & bài học giá trị mỗi ngày.

** https://www.facebook.com/groups/danh-thuc-vien-ngoc-trong-ban 

***KẾT NỐI VỚI RUBY***

» Instagram:https://www.instagram.com/iamrubynguyen/

» Facebook: https://www.facebook.com/IamRubyNguyen

 

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Bí quyết cải thiện kỹ năng nói trước công chúng hiệu quả

TÀI NGUYÊN MIỄN PHÍ RUBY DÀNH TẶNG BẠN

Cộng đồng

ĐÁNH THỨC VIÊN NGỌC TRONG BẠN

Nơi trao truyền giá trị đến cộng đồng

THAM GIA NHÓM

Kênh Youtube

RUBY NGUYEN

Nơi chia sẻ những thông điệp và bài học truyền cảm hứng, để giúp các bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

XEM NGAY

The

RUBY NGUYEN PODCAST

Dành cho những ai khao khát tạo ra giá trị đích thực bằng chính kiến thức và trải nghiệm của mình.

KHÁM PHÁ