NGỪNG SỰ TRÌ HOÃN NGAY HÔM NAY ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

ngưng sự trì hoãn

“Việc hôm nay chớ để ngày mai” là câu nói mà ai trong chúng ta cũng đã từng nghe không ít lần. Nội dung của câu nói này là nhắc nhở mỗi người cần thực hiện công việc một cách nghiêm túc, tránh sự trì hoãn.

Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu và làm được điều đó. Giờ đây, việc “nuông chiều” bản thân quá mức dường như đã trở thành “căn bệnh” chung của nhiều người. Vậy chúng ta cần làm gì để ngừng thói quen trì hoãn trong cuộc sống? Cùng Ruby tìm hiểu ngay bạn nhé!

Trì hoãn là gì?

Sự trì hoãn là một thuật ngữ dùng để chỉ hành vi của con người mà ở đó họ có xu hướng làm chậm lại, chưa muốn bắt tay vào thực hiện công việc, không muốn thay đổi và tìm cách kéo dài thời gian. Trì hoãn còn được sử dụng như một từ để chỉ thói quen chậm chạp, làm việc đối phó thiếu tận tâm. 

Joseph Ferrari - giáo sư tâm lý học tại Đại học DePaul ở Chicago phát hiện rằng hiện có khoảng hơn 20% người trưởng thành có thói quen trì hoãn kinh niên. Con số này cao hơn trầm cảm, chứng ám ảnh, chứng nghiện rượu và các cơn hoảng loạn.

Đây là một thói quen xấu, có thể gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng nhận ra. Nói như vậy bởi thói quen này có thể bắt đầu từ những việc nhỏ, từ đôi ba phút chậm trễ hay từ suy nghĩ “để mai làm cũng được”. 

Những tác hại của thói quen trì hoãn

Trì hoãn là một vòng lặp đi lặp lại, ăn mòn, ngăn cản chúng ta đạt được những thành công trong cuộc sống. Dù bạn chần chừ, trốn tránh công việc hay một vấn đề nào đó mãi, thì cuối cùng bạn vẫn phải đối mặt với nó. Và đi kèm theo đó còn là một loạt những hệ quả không mong muốn. 

Sự trì hoãn không chỉ gây ra những rắc rối về chất lượng cuộc sống, công việc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. 

Những người có thói quen trì hoãn trong cuộc sống sẽ thường bị căng thẳng và gặp phải nhiều vấn đề về sức khoẻ hơn người bình thường. Họ hay gặp phải các triệu chứng mất ngủ, đau đầu và các vấn đề về tiêu hóa.

Thói quen trì hoãn kéo dài còn khiến chúng ta có kết quả học tập kém, có mức thu nhập thấp hơn và cũng như ít cơ hội phát triển trong công việc. 

Thử tưởng tượng trong công việc nếu một đồng nghiệp khác hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt hơn và sớm hơn bạn thì chắc chắn họ sẽ được sếp của bạn trọng dụng hơn. Hay những người bạn của bạn có kinh nghiệm làm việc, phát triển kỹ năng mềm từ rất sớm thì họ sẽ tìm được công việc tốt khi ra trường. Còn bạn thì không vì bạn đang tự làm mọi thứ chậm hơn vì thói quen trì hoãn của mình. 

Đừng làm thế với bản thân mà bạn hãy chớp lấy thời cơ, nắm lấy cơ hội khi còn có thể.

Hãy ngừng thói quen trì hoãn trong cuộc sống

Tạo ra môi trường khó để trì hoãn 

Trước tiên, hãy tạo điều kiện tốt nhất cho những việc mà bạn đang muốn làm. Nếu muốn tập thể dục trước khi đi làm, bạn hãy cố gắng sắp xếp để ngày hôm sau bạn dễ thực hiện mục tiêu đó. 

Chẳng hạn như bạn chuẩn bị quần áo từ tối hôm trước, đặt giày tập ngay gần cửa ra vào để đảm bảo rằng, khi thức dậy, mọi thứ đã sẵn sàng và bạn có thể bắt đầu thực hiện mục tiêu đề ra.

Càng có ít thời gian suy nghĩ về hành động cần làm, bạn càng có khả năng hoàn thành nó mà không rơi vào “cái bẫy” của sự trì hoãn.

Áp dụng phương pháp Bullet Journal

Phương pháp Bullet Journal được nhà thiết kế Ryder Carroll tạo ra để quản lý công việc hiệu quả. Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép hoặc phác họa các đầu việc cần làm bằng câu chữ ngắn gọn hoặc hình minh họa thú vị. 

Theo hướng dẫn từ Ryder, bạn có thể chia các đầu việc theo từng danh mục cụ thể như: Kế hoạch sắp tới (bao gồm các kế hoạch dài và kế hoạch ngắn hạn), kế hoạch theo tháng và kế hoạch theo ngày. 

Với phương pháp Bullet Journal, bạn sẽ kiểm soát được các công việc cần làm và phải làm. Để từ đó sắp xếp được những ưu tiên và hoàn thành công việc theo đúng hạn định.

Tập trung suy nghĩ vào một việc

Ruby cho rằng khi công việc có nhiều thử thách, nghĩa là bạn đang có cơ hội được học hỏi và phát triển bản thân. Tuy nhiên, khi gặp phải khó khăn, chúng ta lại thường có thói quen trì hoãn để không phải đối diện với những thử thách đó.

Thế nhưng, trên thực tế khi càng trì hoãn, những suy nghĩ tiêu cực liên quan đến việc bạn cần hoàn thành càng chồng chất. Và mỗi lần bạn quay lại với công việc, những cảm xúc ấy vẫn còn đó.

Để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, hãy tập trung suy nghĩ vào một việc để tăng sự hiệu quả. Khi bắt đầu một nhiệm vụ nào đó, hãy chỉ tập trung đến việc tiếp theo bạn cần làm là gì và bắt tay vào thực hiện nó.

Lúc này này đây, đừng nghĩ tới bảng số liệu dài và buồn chán ra sao mà hãy chỉ nghĩ đến bước đầu tiên bạn cần làm là mở nó ra và xử lý từng số liệu. Khi làm như vậy, bạn sẽ có động lực để làm những bước tiếp theo.

******************

Tham gia nhóm Facebook "Đánh thức viên ngọc trong bạn" - để đón nhận rất nhiều livestream & bài học giá trị miễn phí mỗi ngày.

** Fanpage: Đánh thức viên ngọc trong bạn

******************

Nhắc nhở bản thân về các kế hoạch

Thật vậy, bất kỳ một kế hoạch nào cũng cần đến người bạn mang tên “động lực” để thành công. Có thể nói, động lực chính là chìa khóa giúp bạn lấy lại tinh thần, dẹp bỏ tâm lý tiêu cực để dần dần và hoàn thành mục tiêu.

Để thúc đẩy bản thân, vượt qua sự trì hoãn bạn có thể nghĩ đến lý do tại sao mình bắt đầu. Chẳng hạn, việc lập kế hoạch tài chính cho gia đình từ sớm sẽ giúp bạn bảo vệ, xây dựng nền tảng cuộc sống tốt đẹp cho những người thân yêu của mình. 

Thế nên khi bắt đầu, hãy nghĩ đến người thân, gia đình như một “động lực” giúp bạn vượt qua mọi khó khăn

Bạn có thể viết một lời động viên mà người thân đã từng gửi cho mình, đặt khung ảnh của con trên bàn làm việc hay làm màn hình điện thoại để nhắc nhở bản thân và luôn trong tinh thần sẵn sàng thực hiện mọi công việc.

Tự tạo phần thưởng cho bản thân

Não bộ của chúng ta luôn tìm kiếm sự tưởng thưởng. Và phần thưởng khi thành công, hoàn thành công việc sẽ là một giải pháp tinh thần giúp bạn có động lực hơn. 

Đó có thể là một bữa ăn tại nhà hàng bạn ao ước đặt chân tới, một chiếc váy xinh đẹp, một thỏi son hay một buổi spa thư giãn. Phần thưởng cũng giống như một “món ăn tinh thần” cho tâm trí và bạn hoàn toàn xứng đáng nhận được sau những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của mình.

Lập kế hoạch "dự phòng" ngừa rủi ro

Đôi lúc, việc lo sợ về những rủi ro có thể xảy ra khiến bạn nảy sinh tâm lý chần chừ và trì hoãn bắt tay thực hiện kế hoạch. Để đảm bảo có thể an tâm hoàn thành mục tiêu, loại bỏ sự trì hoãn bạn hãy chuẩn bị cho mình các kế hoạch dự phòng, phòng khi có rủi ro xảy xa. 

Đơn giản như bạn có thể lên kế hoạch B, kế hoạch C hay sử dụng các sản phẩm bảo hiểm để đảm bảo mọi kế hoạch được vận hành suôn sẻ mà không ngại khi có bất trắc xảy ra.

Hãy nhớ giá trị của bản thân

Khi bắt đầu một công việc mới, có thể bạn sẽ có chút lo lắng, sợ hãi, thiếu sự tự tin. Lúc này đây, hãy dành ra chút thời gian để ghi nhớ lại những thành tích, phẩm chất và giá trị của bản thân. Hoặc nhớ lại những đánh giá, phản hồi tích cực bạn đã nhận được để có thêm tự tin. 

Và khi gặp những nhiệm vụ khó khăn, bạn hãy tự nhủ với bản thân là mình có năng lực, có khả năng và có thể chinh phục được nó. Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực để cố gắng và phát triển.

Tạm kết

Bạn thân mến, bằng cách khắc phục sự trì hoãn chúng ta sẽ rèn luyện được tính độc lập và tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với việc hiểu rõ và biết được các giải pháp cho sự trì hoãn, Ruby tin rằng bạn sẽ làm chủ được mọi tình huống, phát triển bản thân và biết cách làm việc hiệu quả hơn.

Love,

Ruby & Team RNI

***KẾT NỐI VỚI RUBY***

» Instagram: iamrubynguyen

» Facebook: IamRubyNguyen

» Youtube: Ruby Nguyễn

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Bí quyết cải thiện kỹ năng nói trước công chúng hiệu quả

TÀI NGUYÊN MIỄN PHÍ RUBY DÀNH TẶNG BẠN

Cộng đồng

ĐÁNH THỨC VIÊN NGỌC TRONG BẠN

Nơi trao truyền giá trị đến cộng đồng

THAM GIA NHÓM

Kênh Youtube

RUBY NGUYEN

Nơi chia sẻ những thông điệp và bài học truyền cảm hứng, để giúp các bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

XEM NGAY

The

RUBY NGUYEN PODCAST

Dành cho những ai khao khát tạo ra giá trị đích thực bằng chính kiến thức và trải nghiệm của mình.

KHÁM PHÁ