ĐỪNG TỰ TI VÌ CHÍNH BẠN LÀ DUY NHẤT

Đừng tự ti vì bạn là duy nhất

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, sự tự tin là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định sự thành công. Tuy nhiên, có không ít người đang bị sự tự ti “đeo bám” gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc, cuộc sống của chính bản thân mình.

Nếu bạn không bao giờ cảm thấy hài lòng và chán ghét bản thân, bạn đang mắc phải căn bệnh tự ti. Lâu dần, bệnh tự ti gây ảnh hưởng thể chất lẫn tinh thần hay dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Vậy làm thế nào để khắc phục sự tự ti? 

Tự ti là gì?

Người tự ti là những người có suy nghĩ mình thua kém người khác về mọi mặt. Đây là một dấu hiệu tâm lý do sự mặc cảm, không dám tranh luận hay thể hiện mình trước mặt người khác. Người tự ti rất khó thành công trong cuộc sống vì họ khó để hòa nhập với tập thể, cộng đồng. Những suy nghĩ tiêu cực về bản thân khiến họ trở nên thiếu quyết đoán, không dám thử cái mới vì sợ thất bại, bị cười nhạo. 

Tóm lại, người tự ti là người khao khát được mọi người yêu quý, mong bản thân mình tốt lên nhưng lại luôn sợ hãi trước ánh mắt của xã hội, không dám đương đầu với thử thách, trốn tránh dưới vỏ bọc hiền lành, vừa đáng thương lại vừa đáng trách. 

Nguyên nhân của sự tự ti

Có thể nói nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tự ti là từ chính gia đình. Trong quá khứ, bạn thường xuyên chứng kiến những cuộc tranh cãi, bố mẹ không có thời gian quan tâm đến con cái, gia đình tan vỡ,... Bạn sẽ suy nghĩ mình là đứa trẻ bị bỏ rơi, không được yêu thương giống như những đứa trẻ khác. Khi tiếp xúc với người khác bạn sẽ thấy mình kém cỏi hơn, chính bạn đem sự tự ti vào trong tâm trí mình. 

Bên cạnh đó, những thay đổi về tâm sinh lý giai đoạn dậy thì cũng có thể gây ra mặc cảm về ngoại hình, rụt rè hơn trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với những người xung quanh,... Lâu dần, bạn cảm thấy không hài lòng về bản thân, chán nản, tuyệt vọng. 

Biểu hiện của một người tự ti 

  • Từ chối những lời khen dành cho mình: Khiêm tốn là cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn nhiều lần từ chối những lời khen cho mình, điều này thể hiện bạn đánh giá thấp về bản thân. Bạn cần phân biệt rõ lúc nào nên khiêm tốn và lúc nào cần thể hiện giá trị của bản thân
  • Không xem trọng giá trị của bản thân: Một biểu hiện của không xem trọng giá trị bản thân là việc bạn không tự hào về những gì bạn đã làm được. Bạn luôn nghĩ rằng bạn không có khả năng gì và việc bạn hoàn thành tốt công việc là do công việc đơn giản chứ không phải vì nỗ lực và tài năng của mình.
  • Chỉ nghĩ về khuyết điểm của bản thân: Một người tự ti trong lòng chỉ quanh quẩn những suy nghĩ về lời nói đánh giá của người khác về mình và cho rằng nó đúng. Trong lòng họ chỉ nghĩ người khác nhìn thấy khuyết điểm của họ sẽ đem ra để làm trò cười trong khi thực tế không phải vậy.  
  • Không có chính kiến của bản thân: Một biểu hiện khác của sự tin là bạn ngại bày tỏ ý kiến riêng của mình. Bạn cho rằng suy nghĩ của mình là bình thường và ý kiến của người khác thuyết phục hơn nhiều của bạn. 
  • Làm theo ý của người khác: Người tự đánh giá thấp mình thường xuôi theo ý của người khác. Với bạn, như thế nào cũng được, quan trọng là vừa ý mọi người. 
  • Luôn cho rằng người khác giỏi hơn mình: Nếu bạn luôn so sánh mình với người khác, luôn nghĩ rằng họ giỏi hơn mình đồng nghĩa với việc bạn đang bị sự tự ti xâm chiếm. Hãy ngừng việc so sánh mang tính hủy hoại này lại. 
  • Không dám thử những điều mới vì sợ thất bại: Những người tự ti vào bản thân rất sợ thất bại. Họ rất dễ dàng thỏa hiệp, gục ngã trước những thử thách mới dù rất đơn giản. 

Hậu quả của sự tự ti

Tự ti không phải là một tính cách khó tìm, bạn có thể nhận thấy dễ dàng ở những người xung quanh mình hay thậm chí bạn cũng có sự mặc cảm, tự ti trong lòng. Tự ti đang trở thành một căn bệnh, đặc biệt ở giới trẻ, hậu quả của căn bệnh này rất nguy hiểm. 

  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Sự tự ti ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, có thể gây ra trầm cảm, một bệnh rất nguy hiểm. Những người này thường từ bỏ không hy vọng gì về bản thân, cảm thấy áp lực, thất vọng và mệt mỏi vì cố gắng bao nhiêu cũng không bằng người khác. 
  • Sống trong sự khó chịu: Vì luôn so sánh mình với người khác nên bạn luôn cảm thấy chán nản, buồn tủi, sống trong sự dày vò do chính mình tạo ra. 
  • Đánh mất những cơ hội: Bởi vì bạn không tự tin thử nghiệm những cái mới, không tin vào khả năng của mình khiến bạn mất đi những cơ hội tốt để phát triển bản thân. Điều này khiến cho bạn mãi không thể tiến về phía trước, bị bỏ lại phía sau. 
  • Làm việc qua loa: Khi mệt mỏi về thể xác, tinh thần thì thái độ làm việc của bạn không thể tốt được. Dù bạn muốn hoàn thiện công việc nhưng chỉ làm một cách qua loa, chống đối. 

******************

Tham gia nhóm Facebook "Đánh thức viên ngọc trong bạn" - để đón nhận rất nhiều livestream & bài học giá trị miễn phí mỗi ngày.

** Fanpage: Đánh thức viên ngọc trong bạn

Phải làm gì để khắc phục sự tự ti? 

Chấp nhận bản thân mình, không so sánh với người khác

Khi bạn so sánh mình với người khác đồng nghĩa với bạn đang nghi ngờ khả năng của bản thân. Sự tự ti của bạn sẽ lớn hơn vì những suy nghĩ này, bạn sẽ chán nản, không còn quan tâm đến điểm mạnh, tài năng của bản thân. Bạn nên tự hào vì bạn là chính bạn chứ không phải là ai khác. 

Tin tưởng vào bản thân 

Bạn nên dũng cảm làm những điều mới dù nó có khó khăn đến đâu. Khi bạn thành công sẽ củng cố được lòng tin vào khả năng của mình, xây dựng niềm tin vào chính mình. Dù có thất bại bạn cũng sẽ tự hào vì mình đã từng cố gắng, rút ra những bài học cho bản thân. 

Mỗi người chúng ta đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Điều quan trọng là bạn phải tự tin, biết phát huy điểm mạnh của mình và khắc phục những khuyết điểm của bản thân. 

Giữ vững lập trường của mình

Khi có người nghi ngờ khả năng của bạn, bạn cần giữ vững lập trường của mình. Bởi vì, chỉ có bạn mới hiểu rõ mình, hiểu năng lực của bản thân. Nếu ngay cả bạn mà không cho rằng ý kiến của mình là đúng thì làm sao thuyết phục được người khác tin bạn. 

Không ngừng học hỏi

Thiếu hiểu biết, kiến thức nghèo nàn cũng là yếu tố khiến bạn tự ti về bản thân. Vì vậy, trau dồi kiến thức là liều thuốc giúp bạn tự tin hơn. Một khi bạn có kiến thức nhất định, bạn sẽ nhận được niềm tin từ những người xung quanh, tự tin hơn khi nêu quan điểm của chính mình. 

Tự tin trong giao tiếp

Tư thế, tác phong bên ngoài cũng góp phần quan trọng giúp đẩy lùi bệnh thiếu tự tin của bạn. Chỉ cần bạn đứng thẳng, ngẩng cao đầu, nhìn trực tiếp vào người đối diện và luôn tươi cười trong quá trình giao tiếp. Mạnh dạn bắt chuyện với người khác cũng giúp bạn tự tin hơn rất nhiều. 

Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ cũng giúp bạn tự tin hơn khi nói chuyện với người khác. Vì thế, hãy chú ý hơn về ngoại hình của mình trước khi ra đường. 

Kết luận

Một câu của Eleanor Roosevelt mà Ruby tâm đắc: “Không một ai có thể làm bạn thấy mình thấp kém nếu không có sự đồng ý của bạn”. Bạn chính là duy nhất nên hãy yêu thương chính mình, đừng tự ti về bản thân và trân trọng những gì mình đang có. 

Không có điều gì tuyệt vời hơn việc chúng ta còn được sống, còn có một cơ hội khác để bắt đầu gọi là “ngày mai”. Cuộc sống là những phép thử, hãy làm bất kỳ điều gì mà bạn muốn, không sợ thất bại vì bạn nhận lại được nhiều điều quý giá hơn rất nhiều. Chúc các bạn hạnh phúc.

Love,

Ruby & Team RNI

***KẾT NỐI VỚI RUBY***

» Instagram: iamrubynguyen

» Facebook: IamRubyNguyen

» Youtube: Ruby Nguyễn

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Bí quyết cải thiện kỹ năng nói trước công chúng hiệu quả

TÀI NGUYÊN MIỄN PHÍ RUBY DÀNH TẶNG BẠN

Cộng đồng

ĐÁNH THỨC VIÊN NGỌC TRONG BẠN

Nơi trao truyền giá trị đến cộng đồng

THAM GIA NHÓM

Kênh Youtube

RUBY NGUYEN

Nơi chia sẻ những thông điệp và bài học truyền cảm hứng, để giúp các bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

XEM NGAY

The

RUBY NGUYEN PODCAST

Dành cho những ai khao khát tạo ra giá trị đích thực bằng chính kiến thức và trải nghiệm của mình.

KHÁM PHÁ