LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA TRẦM CẢM?

làm thế nào để vượt qua trầm cảm

Trầm cảm là chứng bệnh về rối loạn tâm lý mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải. Trầm cảm ngày càng có xu hướng gia tăng khi xã hội ngày càng phát triển thì áp lực, nhu cầu cuộc sống gia tăng khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, tâm lý bất ổn. 

Chúng ta phải tìm cách vượt qua trầm cảm để tìm lối thoát cho bản thân, ít nhất là phải cản trở căn bệnh không thể phát triển thêm nữa.

Làm thế nào để biết bạn đang bị trầm cảm

Chúng ta ai cũng sẽ gặp phải giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc sống. Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm thường cao hơn nam. Bạn có đang thấy mình thuộc một trong các dấu hiệu của trầm cảm sau đây hay không?

  • Cảm thấy buồn trong thời gian dài.
  • Mất động lực, hứng thú với các sở thích trước đây.
  • Ngủ không yên giấc.
  • Mất cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc tăng cân bất thường.
  • Mệt mỏi, mất năng lượng, không tập trung vào mọi việc.
  • Thấy mình vô dụng.
  • Lo lắng, buồn vô cớ, cảm xúc không ổn định, buồn vui thất thường.
  • Không muốn sống, có ý định hoặc hành vi tự sát.
  • Hành hạ bản thân.

Yêu thương bản thân giúp bạn vượt qua trầm cảm

Cách nhanh nhất để bạn thoát khỏi trầm cảm

Vậy chúng ta cần làm gì để vượt qua trầm cảm? Ruby sẽ chia sẻ cho bạn những cách vượt qua trầm cảm dưới đây.

Thay đổi lối sống và cách sinh hoạt

Tăng cường hoạt động thể chất

Thể dục thể thao giúp sản xuất endorphins - chất tạo cảm giác hưng phấn cho não bộ giúp tinh thần sảng khoái, giảm tình trạng căng thẳng và lo lắng kéo dài. 

Hoạt động thể chất giúp cho cơ thể thon gọn, dẻo dai giúp bạn tự tin hơn về vóc dáng bản thân và loại bỏ mặc cảm, tự ti về ngoại hình. Bên cạnh đó, luyện tập thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và những căn bệnh nguy hiểm khác.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, thể dục thể thao là cách để vượt qua trầm cảm hiệu quả không kém so với phương pháp điều trị bằng thuốc, không gây ra tác dụng phụ. Mỗi ngày bạn chỉ cần đi bộ khoảng 10 phút đã giúp giảm phiền muộn, thư thái tinh thần.

Hoạt động thể chất hạ thấp mức độ lo lắng, căng thẳng bạn phải trải qua hàng ngày. Nếu triệu chứng trầm cảm của bạn ngày càng nặng, thể dục cũng góp phần giảm mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng bạn gặp phải.

Hạn chế đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ trầm cảm. Dù đồ uống có cồn giúp bạn tạm thời quên đi muộn phiền, lo lâu nhưng lâu dần sẽ khiến bạn phụ thuộc, khiến chứng bệnh trầm cảm của bạn càng nặng hơn. Khi chất cồn được chuyển hóa ra khỏi cơ thể bạn, sự lo âu, căng thẳng, triệu chứng trầm cảm cũng sẽ quay trở lại.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ không nên sử dụng quá 1 cốc và nam không nên sử dụng quá 2 cốc đồ uống có cồn mỗi ngày.

Lập kế hoạch cụ thể cho mỗi ngày

Nếu bạn không biết một ngày của bạn sẽ trải qua như thế nào thì hãy lập kế hoạch những việc cần làm mỗi ngày. Bạn sẽ biết bản thân cần làm những gì và cố gắng hoàn thành tốt nó, không mất thời gian để suy nghĩ vẩn vơ.

Chứng bệnh trầm cảm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng, năng lượng, động lực hàng ngày của bạn. Vì vậy, lập kế hoạch hàng ngày, hàng tuần giúp bạn có thể bám sát công việc của mình, sắp xếp thời gian hợp lý để tận hưởng cuộc sống. Đây chính là cách giúp bạn tự mình vượt qua trầm cảm.

Thay đổi quan điểm sống

Sống trọn vẹn cho hiện tại

Chứng lo âu, trầm cảm của bạn có thể vì bạn quá lo lắng về tương lai hoặc đằm chìm với những nỗi đau quá khứ quá lâu dẫn đến những suy nghĩ sai lầm. Vì vậy, hãy trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại để thoát khỏi ám ảnh quá khứ. Đây và việc không dễ nhưng nó sẽ giúp bạn thoát ra được những suy nghĩ tiêu cực.

Tận hưởng những gì mình đang có, mình phải làm ở hiện tại, nói lên mong muốn, suy nghĩ của bản thân. Đây là cách vượt qua trầm cảm, lâu dần bạn sẽ học được trạng thái tĩnh tâm, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.

Tập thiền định cho tâm hồn thanh thản

Cách vượt qua trầm cảm được nhiều người áp dụng hiện nay chính là tập thiền, nó giúp cho quá trình kiểm soát cảm xúc, tăng khả năng tập trung, suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực. Bạn có thể tham gia vào những câu lạc bộ, trung tâm thiền định để tăng tương tác với mọi người, học hỏi bài bản hơn, chia sẻ cảm xúc giảm bớt căng thẳng.

Mỗi ngày, bạn dành ra vài phút nhắm mắt, thư giãn, tập trung mọi sự chú ý vào cơ thể, bỏ lại những áp lực, phiền muộn phía sau. Lâu dần, bạn sẽ biến phương pháp này trở thành một thói quen tích cực trong cuộc sống của mình.

Hãy thôi tự trách mình

Những suy nghĩ rằng mình thất bại, vô dụng, không làm được việc gì nên hồn,... là những suy nghĩ tự đánh giá bản thân một cách tiêu cực, khiến chứng trầm cảm nặng hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn càng trở nên căng thẳng, thậm chí gây ra những hành vi tiêu cực vì thấy cuộc đời mình vô vọng, bế tắc.

Hãy học cách yêu thương bao dung chính mình, đừng để những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng tới mục tiêu, quan điểm sống, tâm trạng bản thân. Tự tìm cho mình những việc giúp thư giãn đầu óc như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, dạo phố,... để quên đi những điều khiến bạn mệt mỏi, tự tìm niềm vui cho chính bản thân.

“Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi, bạn nhất định làm được”, “Mình là giỏi nhất”, “Mọi chuyện rồi sẽ qua”, hãy tìm cách khen ngợi bản thân, yêu chính mình trong những lúc buồn phiền, khó khăn.

Giao tiếp nhiều hơn

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị trầm cảm là do họ thấy cô đơn, không có ai để tâm sự. Giao tiếp, chia sẻ với người thân, bạn bè chính là cách vượt qua trầm cảm, quên đi những muộn phiền, lo lắng. 

Chỉ một câu nói đơn giản của bạn cũng có thể giúp sưởi ấm tâm hồn băng giá của người trầm cảm. Hãy nói cho họ biết rằng bạn luôn lắng nghe câu chuyện của họ, muốn giúp đỡ họ. Chỉ cần bạn chân thành cũng tạo động lực khích lệ họ tiến về phía trước.

Việc gặp gỡ, tiếp xúc, giao tiếp mọi người sẽ giúp bệnh tiến triển tốt hơn. Nếu người trầm cảm không biết đi đâu, hãy khuyến khích họ đi chùa, nhà thờ hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện để đem đến những niềm vui cuộc sống.

Tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia

Nếu bạn không biết cách tự vượt qua trầm cảm thì hãy tìm đến chuyên gia tâm lý để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi nói chuyện, tâm sự với bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn, lo lắng. Họ là những người hiểu rõ nhất tình trạng của người bệnh và biết cách để giúp bạn vượt qua nỗi đau này. 

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy nỗ lực điều trị, thành thật với chuyên gia về các triệu chứng của bạn. 

Kết luận

Nỗi đau của người trầm cảm chỉ có bản thân người đó hiểu được. Nhưng sự đồng hành, thấu hiểu từ mọi người xung quanh sẽ là liều thuốc giúp chữa lành trái tim tổn thương của người trầm cảm. 

Hy vọng bài viết này của Ruby sẽ phần nào giúp bạn biết cách vượt qua trầm cảm. Đừng bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân. Cuộc sống còn rất nhiều điều tốt đẹp cần chúng ta khám phá.

Love,

Ruby & Team RNI

******************

Tham gia nhóm Facebook "Đánh thức viên ngọc trong bạn" - để đón nhận rất nhiều livestream & bài học giá trị miễn phí mỗi ngày.

** Fanpage: Đánh thức viên ngọc trong bạn

***KẾT NỐI VỚI RUBY***

» Instagram: iamrubynguyen

» Facebook: IamRubyNguyen

» Youtube: Ruby Nguyễn

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Bí quyết cải thiện kỹ năng nói trước công chúng hiệu quả

TÀI NGUYÊN MIỄN PHÍ RUBY DÀNH TẶNG BẠN

Cộng đồng

ĐÁNH THỨC VIÊN NGỌC TRONG BẠN

Nơi trao truyền giá trị đến cộng đồng

THAM GIA NHÓM

Kênh Youtube

RUBY NGUYEN

Nơi chia sẻ những thông điệp và bài học truyền cảm hứng, để giúp các bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

XEM NGAY

The

RUBY NGUYEN PODCAST

Dành cho những ai khao khát tạo ra giá trị đích thực bằng chính kiến thức và trải nghiệm của mình.

KHÁM PHÁ